Thứ Bảy, ngày 20-04-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
“Thực hành bàn tay tốt” trong sản xuất chế biến thực phẩm
[ Cập nhật vào ngày (15/10/2019) ] - [ Số lần xem: 1715 ]
Bàn tay tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm
Bàn tay tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc ước tính hiện nay, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,1 triệu trẻ em tử vong do tiêu chảy và 1,2 triệu trẻ em mất đi sự sống do các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ, quai bị, thủy đậu. Như vậy, có khoảng gần một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và đặc biệt là các hành vi vệ sinh cá nhân.

Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, Tổ chức Y tế thế giới đề ra 10 nguyên tắc vàng của về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó nguyên tắc số 7 Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.  Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết rửa tay sạch sẽ thường xuyên bằng xà phòng sẽ làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy.

Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15 tháng 10 hàng năm do Tổ chức Đối tác Rửa tay Toàn cầu khởi xướng và được Liên Hiệp Quốc phát động từ năm 2008 với mục tiêu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rửa tay với xà phòng, cách phòng bệnh đơn giản, hiệu quả và nằm trong khả năng của tất cả mọi người.

Sáng ngày 13/10/2019, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức Mít tinh ngày Thế giới rửa tay với xà phòng với chủ đề “Rửa tay với xà phòng - Cùng hành động vì sức khỏe Việt Nam”.

LAST THUC HANH BAN TAY TOT 1.jpg

Các bước rửa tay

Bàn tay có vai trò rất quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm. Theo tài liệu Hỏi đáp về VSATTP bảo vệ  sức khỏe cộng đồng, NXB Y học năm 2010, người tham gia quá trình chế biến thực phẩm cần phải: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch; Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm;  Rửa tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm sống, xì mũi, đụng tay vào rác, gãi chỗ ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc đụng tay vào các bộ phận của cơ thể, quần áo, hút thuốc, đụng tay vào súc vật; Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch. Lau khô tay sau khi rửa bằng khăn giấy dùng một lần, khăn bông sạch hoặc máy thổi khô, không chùi tay vào quần áo, tạp dề; Không để móng tay dài nếu có vết xước ở bàn tay và ngón tay thì phải băng gạc không thấm nước và đi găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm.

Trong các bước thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hành tốt bàn tay là yêu cầu rất quan trọng. Người tham gia chế biến thực phẩm cần rửa tay trước khi: Tiếp xúc với thực phẩm chín, chế biến, ăn. Phải lau khô tay sau khi rửa bằng khăn giấy dùng một lần, khăn bông sạch hoặc máy thổi khô. Không lau khô, chùi vào quần áo, tạp dề; rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch cả gan bàn tay và mu bàn tay, cổ tay, các khe ngón tay và nếp móng tay. Không để móng tay dài, nếu có vết xước thì cần được băng bó bằng gạc không thấm nước và nên đeo găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm, không đeo trang sức nơi bàn tay khi bắt đầu tiếp xúc với thực phẩm. Nhất thiết phải rửa sạch bàn tay sau khi: tiếp xúc với thực phẩm sống, đi vệ sinh, đụng tay vào rác, gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc đụng tay vào các bộ phận của cơ thể, hút thuốc, đụng tay vào súc vật, mỗi lần nghỉ.

“Thực hành bàn tay tốt” trong sản xuất chế biến thực phẩm sẽ góp phần làm thực phẩm an toàn hơn cho sức khỏe.

BS.CKII Phạm Văn Chính, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm




Đường dây nóng




Số lượng truy cập