Thứ Sáu, ngày 29-03-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Tăng cường công tác xử lý phản ứng sau tiêm chủng
[ Cập nhật vào ngày (17/01/2019) ] - [ Số lần xem: 727 ]
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hương Giang
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hương Giang

Chiều 16/1, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường xử lý phản ứng sau tiêm chủng với gần 700 điểm cầu tại phòng họp trực tuyến của Chi nhánh Viễn thông Viettel tỉnh, thành phố, quận, huyện trên toàn quốc. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu TP Cần Thơ có đại diện lãnh đạo Sở Y tế cùng lãnh đạo các đơn vị, cán bộ y tế có liên quan đến hoạt động tiêm chủng trực thuộc ngành Y tế.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được cập nhật những điểm mới của Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ so với Thông tư 08/1999/TT-BYT; cập nhật hướng dẫn theo dõi và xử trí sau tiêm chủng; hướng dẫn cán bộ y tế tư vấn cho bà mẹ cách theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng; đồng thời được thảo luận, giải đáp thắc mắc để có những mũi tiêm chủng an toàn, tạo tâm lý tốt bà mẹ và cán bộ y tế trong công tác tiêm chủng.

IMG_9908.JPG

Toàn cảnh đầu cầu trực tuyến tại Cần Thơ. Ảnh: Hương Giang

Theo Bộ Y tế, để tiếp tục chủ động phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, Bộ Y tế đã quyết định về việc sử dụng vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất có thành phần tương tự để thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng. Đến ngày 9/1/2019, có 28 tỉnh/thành phố đã triển khai tiêm vắc xin này với số trẻ được tiêm là 131.171 trẻ; tỷ lệ trẻ có phản ứng sau tiêm ghi nhận được là 2,5% phản ứng nhẹ (sưng, đau vết tiêm, sốt nhẹ), 0,05% có phản ứng nặng sau tiêm (sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài).

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng cần đúng lịch, thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng; chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ như trẻ đang bị ốm, đang dùng thuốc, tiền sử dị ứng đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm. Khi cho trẻ tiêm xong tại cơ sở y tế xã, phường phải để trẻ ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi, kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra, sau đó tiếp tục theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1 - 2 ngày sau tiêm chủng về các biểu hiện bất thường và thông báo cho cơ sở y tế gần nhất. Khi trẻ có biểu hiện bất thường về sức khỏe như sốt cao từ 39 độ C trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú…phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Tin: MẠNH CƯỜNG




Đường dây nóng




Số lượng truy cập