Thứ Sáu, ngày 29-03-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Y học dự phòng
Dự án Sốt xuất huyết trong bối cảnh Biến đổi khí hậu, cơ hội cho ngành y tế dự phòng Cần Thơ
[ Cập nhật vào ngày (06/05/2012) ] - [ Số lần xem: 5717 ]

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động lên sức khỏe người dân ngày càng nặng, thời tiết mưa lũ, nắng nóng bất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loại dịch bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết (SXH), bệnh tay chân miệng… đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động lên sức khỏe người dân ngày càng  nặng, thời tiết mưa lũ, nắng nóng bất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loại dịch bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết (SXH), bệnh tay chân miệng… đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Theo các chuyên gia dịch tễ học, SXH gia tăng có thể do nhiều nguyên nhân như đô thị hóa, di dân từ các vùng nông thôn ra thành thị ngày càng tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lũ lụt,.. và các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm. SXH trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng, tác động ngày càng nặng nề lên đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là người nghèo. Theo ước tính, 1/3 chi phí điều trị SXH từ ngân sách nhà nước, 2/3 còn lại là của người dân, chưa kể số ngày lao động mất đi của cả người bệnh và người chăm sóc. SXH góp phần làm gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội, làm cho người nghèo càng nghèo thêm, cản trở sự phát triển chung của thành phố.

Nhận thức được tác hại của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng, ngành Y tế Cần Thơ đã kết hợp với Trường Đại học Y Dược, Trường Cao đẳng Y tế, Văn phòng BĐKH, tổ chức ISET xây dựng và đề xuất dự án “Nâng cao khả năng chống chịu của thành phố Cần Thơ thông qua nghiên cứu và can thiệp có sự tham gia về bệnh sốt xuất huyết trong bối cảnh biến đổi khí hậu” trong khuôn khổ chương trình Mạng lưới các thành phố Châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH giai đoạn 3 giữa Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Viện Chuyển đổi môi trường và Xã hội (ISET) được ký kết vào tháng 12 năm 2010, nhằm nâng cao năng lực cán bộ, giúp cho ngành y tế dự phòng ứng phó và giảm thiểu những thiệt hại dịch bệnh gây nên. Dự án đã được nhà tài trợ Rockerfeller phê duyệt và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2012, với số tiền tài trợ gần 7 tỉ đồng, thời gian thực hiện trong 3 năm, có thể xem đây là cơ hội rất lớn cho ngành y tế dự phòng TP Cần thơ nâng cao năng lực cán bộ, khả năng chống chịu và phòng chống dịch bệnh trong hoàn cảnh BĐKH, đặc biệt là các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp, đe dọa sức khỏe cộng đồng như dịch tiêu chảy, SXH, tay chân miệng…

Dự án có hai hợp phần chính là nghiên cứu và các biện pháp can thiệp. Năm thứ nhất chủ yếu thực hiện nghiên cứu, thành lập và vận hành hệ thống theo dõi và quan trắc, đánh giá khả năng tiếp cận của các đối tượng dễ bị tổn thương đối với các dịch vụ y tế công cộng. Năm thứ hai và ba sẽ tập trung nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi của đội ngũ nhân viên y tế và cộng đồng. Trong giai đoạn này, cũng sẽ tiến hành thu thập và phân tích các kinh nghiệm ứng phó với bệnh SXH trong bối cảnh BĐKH ở Việt Nam và trên thế giới để tham khảo trong quá trình xây dựng các can thiệp. Từ các phát hiện của nghiên cứu, sẽ tiến hành xây dựng biện pháp can thiệp và thực hiện thí điểm ở 4 phường thuộc 2 quận Ninh Kiều và Bình Thủy, nơi tập trung những đối tượng dễ bị tổn thương, dễ bị tác động bởi BĐKH và có độ phơi nhiễm cao với bệnh SXH. Trong quá trình can thiệp, các bài học kinh nghiệm sẽ được đúc kết, rút kinh nghiệm chia sẻ thông qua các hội thảo, và thông qua phương pháp giáo dục hành động.

Dự án sẽ xây dựng các kế hoạch can thiệp dựa trên kết quả nghiên cứu để huy động người dân tham gia vào các hành động kiểm soát mang tính bền vững và để trao đổi có hiệu quả với người dân ở các khu đô thị và cận đô thị đang ngày càng mở rộng với nguy cơ về muỗi Aedes aegypti (loài muỗi trung gian truyền bệnh SXH) tăng cao do ảnh hưởng của BĐKH, đối tượng hưởng lợi trực tiếp sẽ là cộng đồng địa phương, khoảng 30.000 người ở 4 xã, phường nghèo khu vực đô thị, những người sống trong điều kiện nghèo khó, ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ sức khỏe. Dựa vào những yếu tố đã xác định trong nghiên cứu dịch tễ học và các phát hiện của điều tra KAP (thái độ, kiến thức, hành vi), dự án này sẽ thiết lập hệ thống thí điểm về theo dõi và quan trắc chủ động về tình hình dịch bệnh SXH tại 4 phường nhạy cảm với tác động BĐKH và phơi nhiễm cao với dịch SXH, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy cho công việc sau này là phân tích và kiểm chứng mối quan hệ giữa dịch bệnh và các yếu tố đã xác định. Dự án không chỉ thu thập ý kiến của cộng đồng mà còn tổ chức các hội thảo cho lãnh đạo chính quyền các cấp, các tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia nhằm tìm ra những kế hoạch can thiệp thiết thực với nhu cầu phòng chống bệnh SXH, nâng cao năng lực và khả năng chống chịu của các cấp chính quyền và hệ thống y tế dự phòng trong bối cảnh đô thị hóa và BĐKH diễn ra nhanh chóng.
Ths. Nguyễn Văn Việt Theo Trung tâm YTDP TP. Cần Thơ




Đường dây nóng




Số lượng truy cập