Thứ Sáu, ngày 29-03-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Y học dự phòng
Phòng bệnh cúm gia cầm trên người
[ Cập nhật vào ngày (06/05/2012) ] - [ Số lần xem: 4586 ]

Bệnh cúm gia cầm (còn gọi là cúm A/H5N1) do virus cúm A/H5N1 gây ra, là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan ở gia cầm (gà, vịt, ngỗng...) và các loài chim hoang dã. Cúm gia cầm cũng có thể lây sang người, gây bệnh rất nặng và tử vong ở người nhiễm ( tỷ lệ tử vong/mắc bệnh từ 50 – 100 %)

Từ đầu năm 2012 đến nay, cả nước ghi nhận 4 ca mắc cúm A/H5N1 trên người

            + 1 ca tại Kiên Giang (ngày 10/01/2012), đã tử vong

            + 1 ca tại Sóc Trăng (ngày 27/01/2012), đã tử vong

            + 1 ca tại Bình Dương (ngày 24/2/2012)

            + 1 ca tại Đắc Lắc (ngày 07/3/2012)

           Trong đó, ca bệnh tử vong tại Kiên Giang có thời gian tạm trú tại ấp D1, xã Thạnh Thắng và ấp Quy Lân 7, xã Thạnh Quới, TP Cần Thơ.

Virus cúm A/H5N1 có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc bất kỳ bộ phận nào của gia cầm bị bệnh và chất thải của chúng (bao gồm cả phân và lông). Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua các đường sau:

- Tiếp xúc trực tiếp như: giết mổ, vận chuyển, mua bán hoặc cầm, sờ vào gia cầm bị nhiễm bệnh.

- Ăn thịt và các sản phẩm từ gia cầm bị nhiễm bệnh không được nấu chín kỹ như trứng, tiết canh…

Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường có những dấu hiệu sau: sốt cao đột ngột (trên 380C), đau đầu, đau nhức cơ, ho khan, đau họng, mệt mỏi rã rời, tiêu chảy. Bệnh thường diễn biến rất nhanh gây khó thở, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cúm A/H5N1 và cũng chưa có vắc- xin tiêm phòng bệnh, nên mọi người cần chủ động phòng bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp cơ bản sau:

-Vệ sinh ăn uống:

+Không giết mổ và ăn thịt gia cầm mắc bệnh hoặc chết; chỉ mua gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm đã được kiểm dịch và có nguồn gốc tin cậy;

+ Thịt gia cầm và các sản phẩm từ  gia cầm phải được nấu chín kỹ trước khi ăn. Không ăn thịt chưa chín, trứng sống, trứng lòng đào và tiết canh. Dùng dao, thớt riêng khi chế biến thịt gia cầm sống và thịt gia cầm chín.

-Vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi tiếp xúc với gia cầm, trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Hạn chế tiếp xúc với gia cầm:

+Nuôi nhốt gia cầm xa nơi ở  của người.

+ Hạn chế tiếp xúc với gia cầm. Nếu cần thiết phải tiếp xúc, phải trang bị bảo hộ cá nhân (khẩu trang, găng tay, ủng..). Rửa tay bằng xà phòng và thay quần áo sau khi tiếp xúc.

+ Chỉ được mua bán, vận chuyển, chế biến gia cầm sau khi đã được thú y  kiểm dịch.

- Tăng cường sức khoẻ: cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

- Thông báo ngay cho cán bộ thú y khi có gia cầm bệnh, chết. Không quăng xác gia cầm chết xuống sông, rạch.

- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có biểu hiện  như sốt cao trên 38oC, ho, đau ngực, khó thở, đặc biệt là những người sau khi có tiếp xúc với gia cầm. Không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Tóm lại, cúm gia cầm là bệnh nặng dễ tử vong. chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu mọi người tuân thủ theo các khuyến cáo của cán bộ y tế và thú y./.
Bs Huỳnh Minh Trúc Theo Trung tâm YTDP Cần Thơ




Đường dây nóng




Số lượng truy cập