Thứ Sáu, ngày 19-04-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Danh sách câu hỏi người dùng
 Bệnh bướu cổ có di truyền không?
Họ tên: Nguyễn Thị Chính , Địa chỉ:Huyện Thới Lai- TP Cần Thơ
HỎI: 
Thưa Bác sĩ, mẹ tôi bị bệnh bướu cổ, trong gia đình tôi, chị và em gái tôi cũng bị bướu cổ, em tôi còn bị cường giáp nhưng tôi và anh trai thì không có, vậy xin hỏi bác sĩ là bệnh bướu cổ có di truyền không? Con gái tôi sau này có bị bệnh bướu cổ không? Có cách nào phòng tránh bệnh bướu cổ?
ĐÁP: 
Chị Chính thân mến!

Bệnh bướu cổ là bệnh lý nội tiết tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp không phải là bệnh di truyền. Tuy nhiên, bệnh có tính chất gia đình do có cùng hoàn cảnh sinh sống.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh bướu cổ như:

Do thiếu hụt I-ốt trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung I-ốt là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ là bệnh rất khó điều trị và tác nhân của nó liên quan đến thần kinh. Bình thường, cơ thể con người thu nhận một số I-ốt vô cơ vào dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng nhưng có một lý do nào đó tuyến giáp không nhận được đầy đủ hàm lượng I-ốt nên đã tạo thành kích thích tố tuyến giáp trạng, dẫn đến hiện tượng sự bài tiết sẽ sụt giảm. Vì nguyên nhân này, tuyến giáp trạng phải tăng thêm kích thước để sản xuất hormon, biến thành sưng to, gọi là bướu cổ.

Do rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.

Do dùng thuốc và thức ăn: do dùng kéo dài một số loại thuốc như muối lithium (dùng trong chuyên khoa tâm thần), thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa I-ốt như: thuốc cản quang, thuốc trị hen, khớp, chống loạn nhịp… do ăn nhiều thức ăn ức chế tổng hợp hormon giáp như: các loại rau họ cải, măng, sắn…

Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển có thai và cho con bú cũng dễ bị nguy cơ bướu cổ.

Trường hợp con gái của chị sau này có bệnh bướu cổ không thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân, có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do thiếu I-ốt trong chế độ ăn uống. Do vậy, con của chị sau này tránh nguy cơ bị bệnh bướu cổ thì cần phòng bệnh như sau:

Ăn muối I-ốt và một số thức ăn có nhiều I-ốt như: hải sản, trứng, sữa.

Không dùng kéo dài các thuốc, thức ăn ức chế hấp thu I-ốt.

Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh bướu cổ là bổ sung I-ốt vào thức ăn hàng ngày thông qua sử dụng muối I-ốt.
BS.CKI Lý Ngọc Trung
Giám đốc Trung tâm truyền thông
Giáo dục sức khỏe TP Cần Thơ
Các câu hỏi cần giải đáp xin vui lòng gửi về:
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP Cần Thơ
Số 234 đường Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: lyngoctrung2016@gmail.com
ĐT: 0939 489 919 – BS.CKI Lý Ngọc Trung

Đường dây nóng




Số lượng truy cập