Thứ Năm, ngày 25-04-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Thức ăn đường phố và Thông tư 30
[ Cập nhật vào ngày (13/04/2014) ] - [ Số lần xem: 1268 ]


Thức ăn đường phố (TAĐP) là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng.

2014-03-26 192718_thuc an duong pho.jpg

Qua thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2006 - 2012, việc kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn diễn ra khá phổ biến, tỷ lệ các vụ ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân do TAÐP chiếm tỉ lệ từ 3,2% đến 5,7% tổng số vụ ngộ độc được ghi nhận mỗi năm. Kết quả giám sát 12.295 mẫu về an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2012, do các Chi cục ATTP thực hiện cho thấy: Mẫu các loại bánh, giò chả, nem, kem, nước đá bị ô nhiễm bào tử nấm mốc men vượt quy định từ 40% đến 41,7%; ô nhiễm Coliforms là 11,7% đến 62,7%; phẩm màu công nghiệp 0,4 % đến 0,7%; thực phẩm có chứa hàn the là 10,1% đến 15,4%. Tác nhân gây ô nhiễm TAÐP thường là vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại được phát hiện từ nguyên liệu, phụ gia chế biến thức ăn; nơi kinh doanh bị ô nhiễm bởi bụi bẩn, ruồi, côn trùng; do bảo quản và vận chuyển thức ăn không bảo đảm vệ sinh và do bàn tay của người chế biến gây ô nhiễm thức ăn.

Nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm, các vụ ngộ độc thực phẩm do TAÐP vẫn còn những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các công đoạn của chuỗi cung cấp TAÐP. Do các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tiếp tục gia tăng; việc đầu tư của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với các trang thiết bị như: dụng cụ chế biến; phương tiện bảo quản chưa đáp ứng được điều kiện bảo đảm về ATTP. Các địa điểm kinh doanh thường tạm bợ, môi trường bị ô nhiễm, nguyên liệu chế biến thức ăn chủ yếu vẫn được cung cấp từ các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, cho nên dẫn đến việc kiểm soát về ATTP sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề ATTP chưa được coi trọng, do tâm lý thích giá rẻ. Hiện nay, ở một số địa phương, các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chưa nhận thức được hết trách nhiệm của mình trong vấn đề TAÐP. Cán bộ quản lý ATVSTP, nhất là tại tuyến xã, phường chủ yếu là kiêm nhiệm, cũng như trình độ còn hạn chế và việc đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động thanh tra, kiểm tra còn thiếu, không đồng bộ...

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 quy định điều kiện ATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và TAÐP. Cục ATVSTP (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phối hợp các ban, ngành có liên quan tại địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến cho các chủ cơ sở kinh doanh,  dịch vụ ăn uống về những quy định tại Thông tư số 30 như: tất cả các đối tượng trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống và TAÐP phải được khám sức khỏe, cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP…
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh TAÐP cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa đối với người tiêu dùng như các nguyên liệu thực phẩm phục vụ cho việc chế biến phải rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, nhãn, mác, bảo đảm đúng quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm. Ðối với mỗi người tiêu dùng, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc khai báo, tố giác các hành vi vi phạm ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cũng như tẩy chay sử dụng các sản phẩm TAÐP nếu không bảo đảm về ATVSTP...

TP Cần Thơ không loại trừ thách thức trước thực trạng TAĐP trong đời sống của người dân đô thị. Để đảm bảo ATTP, bên cạnh thực thi Luật an toàn thực phẩm, chính quyền các cấp đã thành lập ban chỉ đạo liên ngành ATTP với sự tham mưu của ngành Y tế và  thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện các biện pháp ATTP đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Thông tư 30 cụ thể hóa các qui định cho TAĐP, tuy vậy để đảm  bảo sự tuân thủ của người kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố còn một quá trình, từng bước nhận thức tuân thủ và chấp hành, cần có động lực thúc đẩy nhiều hơn bằng sự tham gia của đa ngành phối hợp, góp phần cho hoạt động VSATTP đi vào cuộc sống nhanh chóng, hướng dẫn sự chọn lựa khi tiếp cận TAĐP, từ đây nhân rộng ra người tiêu dùng sẽ có nhu cầu cao về chất lượng của TAĐP.

Truyền thông về Thông tư 30 một cách liên tục thường xuyên để trở thành một nguyên tắc khi tiếp cận với TAĐP, từng bước sẽ giúp cho người dân thấy được sự hữu ích thiết thực của Thông tư này.
BS Trần Trường Chinh - PGĐ TTYTDP quận Ninh Kiều




Đường dây nóng




Số lượng truy cập