Thứ Bảy, ngày 20-04-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Quận Ninh Kiều chủ động phòng chống cúm gia cầm
[ Cập nhật vào ngày (16/12/2014) ] - [ Số lần xem: 827 ]

w_cumgiacam_NK_0039.jpg
Người dân phường Trường Lạc, địa phương tùng có đàn gia cầm chết hàng loạt đang nghe bác sĩ chia sẻ kiến thức và các biện pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm gia cầm sang người. Ảnh chụp vào ngày 29/3/2014. Ảnh Trần Chu

* Thế giới xuất hiện vi rút cúm A(H5N8)


Trong tháng 11/2014, cơ quan y tế tại Đức và Hà Lan đã thông báo ghi nhận hai ổ dịch cúm A(H5N8) tại hai trang trại gia cầm đã làm dấy lên sự quan ngại về sự lây lan của chủng vi rút cúm A(H5N8) tại các nước khu vực châu Âu.

Kết quả xét nghiệm cho thấy vi rút cúm A(H5N8) tại châu Âu có cấu trúc gen tương tự như một số vi rút phát hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vào tháng 01/2014 và bắt nguồn từ sự tái tổ hợp các vi rút bao gồm cả vi rút cúm gia cầm A(H5N1) hiện vẫn đang lưu hành ở Châu Á. Vi rút cúm A(H5N8) gây tỷ lệ tử vong cao ở gà, đặc biệt là gà tây, tuy nhiên, tỷ lệ thấp hơn ở vịt (khoảng 20%) và không gây các biểu hiện ốm, chết ở vịt trời. Chủng vi rút cúm A(H5N8) được ghi nhận rải rác trên các đàn gia cầm và chim hoang dại từ năm 2010 đến nay tại một số nước khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu (ECDC), đến nay, trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào ở người. Tuy nhiên, chủng vi rút này có thể lây truyền từ gia cầm sang người. Người có nguy cao nhiễm chủng vi rút này là người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, giết mổ hoặc xử lý gia cầm nhiễm bệnh. Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người nhưng người sau khi phơi nhiễm cần được theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh cũng như để xác định không bị nhiễm vi rút trong quá trình làm việc.

Trước diễn biến của dịch bệnh cúm gia cầm A(H5N8) tại châu Âu và một số nước khu vực châu Á, Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tổ chức quốc tế tiếp tục dõi sát tình hình diễn biến dịch cúm A(H5N8) trên gia cầm và ở người để có các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân.

* Chủ động phòng, chống dịch

Hiện quận Ninh Kiều đã có kế hoạch hành động phòng chống bệnh cúm gia cầm trên người. Qua đó, ngành y tế phối hợp với các ngành khác thực  hiện kế hoạch kiểm tra xử lý tình hình mua bán, giết mổ, nuôi nhốt và vận chuyển gia cầm trái phép, chưa qua kiểm dịch thú y trên địa bàn quận, đặc biệt, tập trung  tại khu vực cầu Bà Bộ (thuộc khu vực 5 phường An Khánh). Thời gian qua, các phường trong quận Ninh Kiều luôn chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ viên chức, công chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân về nguy hiểm của dịch cúm trên gia cầm, dấu hiệu phát hiện bệnh và biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trong mười tháng qua, Trạm thú y liên quận Ninh Kiều - Bình Thuỷ đã tổ chức trên 250 lượt kiểm tra về kinh doanh động vật, vệ sinh thú y thịt, sản phẩm động vật vận chuyển và bán tại các chợ trên địa bàn. Qua đó, các cán bộ kiểm tra đã phát hiện 154 trường hợp vi phạm, trong đó, nhắc nhở 59 chủ cơ sở chăn nuôi, bán gia cầm tại chợ, điểm nhà hàng, quán ăn chưa xin giấy kiểm dịch sản phẩm động vật; cảnh cáo 23 trường hợp; xử lý tiêu hủy 610 con gia cầm sống, 21 con bồ câu, 44 con và 46 kg gia cầm làm sẵn.

Theo kế hoạch, từ ngày 10/10/2014 đến 28/2/2015, quận Ninh Kiều và 13 phường sẽ thực hiện cao điểm kiểm tra, xử lý tình hình mua bán, giết mổ, nuôi nhốt và vận chuyển gia cầm trái phép, chưa qua kiểm dịch thú y trên địa bàn, nhất tại khu vực cầu Bà Bộ, nhằm ngăn ngừa dịch cúm gia cầm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Để chủ động phòng chống các bệnh cúm gia cầm lây sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm như sau:

- Không giết, mổ gia cầm bệnh, chết không rõ nguyên nhân.
- Không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm chưa được chế biến kỹ.
- Khi phát hiện có gia cầm bệnh, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương.
- Nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
BS Trần Trường Chinh - Phó Giám đốc TT YTDP quận Ninh Kiều




Đường dây nóng




Số lượng truy cập