Thứ Sáu, ngày 18-07-2025 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Dược
Những điều cần biết về bệnh thủy đậu
[ Cập nhật vào ngày (13/05/2014) ] - [ Số lần xem: 1262 ]

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, tác nhân do vi rút varicella zoster gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, có biểu hiện sốt phát ban dạng nốt phỏng nước ở da và niêm mạc. Người đã một lần mắc bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời.

thuy dau.jpg

Hình minh họa: suckhoedoisong.vn

Gần đây, nước ta đang đối phó với dịch bệnh sởi, gây tử vong nhiều trường hợp, song song đó, bệnh thủy đậu, tay chân miệng cũng đang xuất hiện cùng lúc trong cộng đồng. Bệnh thủy đậu được xem là bệnh lành tính nếu biết những cách chăm sóc hợp lý và điều trị kịp thời. Bệnh thủy đậu chỉ xảy ra ở người. Người bệnh là nguồn bệnh, do đó, việc cách ly người  bệnh cũng là một biện pháp phòng chống lây lan. Khi trẻ mắc mắc bệnh thủy đậu nên cho nghỉ học từ 7- 10 ngày sau khi phát ban.

Bệnh thủy đậu thường được chẩn đoán phân biệt với sởi, bệnh tay chân miệng. Thời kỳ ủ bệnh  khoảng 2 tuần, người bệnh bắt đầu sốt, rồi thấy nổi những nốt thủy đậu mới cũ khác nhau (nốt đỏ, nốt bọng nước, nốt đóng vảy) trên một vùng da, nhiều đợt liên tiếp. Bệnh nhân cảm giác nóng rát, ngứa ngáy khó chịu, do đó, việc chăm sóc về da cũng cần quan tâm trong quá trình điều trị. Nếu điều trị không đúng, thủy đậu cũng dẫn đến biến chứng từ nhẹ đến nặng: bội nhiễm do nhiễm trùng, viêm thận, viêm khớp tràn dịch, nặng thêm khi mắc các bệnh khác như: viêm não, viêm cơ tim, viêm hạch lympho…

Điều trị bệnh thủy đậu theo các nguyên tắc:

- Cách ly đề phòng lây lan, điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ngứa, nâng cao thể trạng, xử lý tốt các nốt phỏng đề phòng bội nhiễm, vệ sinh cá nhân, súc miệng  thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng với nước sạch. Cách ly ngay người bệnh cho đến khi các nốt thủy đậu đã đóng vảy.

- Giữ vệ sinh thân thể bằng tắm rửa hàng ngày với loại xà phòng sát khuẩn, cắt ngắn móng tay, tránh gãy.

- Ăn uống tăng cường chất bổ để tạo sức đề kháng cho cơ thể.

- Bôi hoặc uống các thuốc chống ngứa, vệ sinh da hằng ngày, chấm xanh metyllen lên các vết loét.

- Khi người bệnh sốt cao, cần hạ sốt nhưng không được dùng Aspirin.
- Có thể dùng các thuốc chống virus Acyclovir…

- Tẩy uế buồng bệnh hàng ngày.

Các biện pháp phòng ngừa:

Ngoài biện pháp tránh tiếp xúc nguồn lây là người  bệnh, việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa vật dụng sinh hoạt cần được thực hiện thường xuyên. Tiêm ngừa vắc xin ngừa bệnh thủy đậu được xem là biện pháp ngừa bệnh hiệu quả nhất. Riêng đối với  phụ nữ đang mang thai không nên tiêm mà nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng để phòng bệnh thủy đậu cho bà mẹ. Khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc xin, chúng ta sẽ có miễn dịch chống bệnh thủy đậu suốt đời. Gần đây cũng có những khuyến cáo y tế có thể tiêm thêm một mũi nhắc lại sau 6 tuần, để tạo miễn dịch vững bền hơn. Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu đã có từ lâu, hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Bệnh thủy đậu thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, dưới thời tiết oi bức hiện tại cũng là điều kiện thuận lợi giúp virut thủy đậu lây lan nhanh. Vì vậy, khi đến các nơi công cộng, đông người ta nên đeo khẩu trang. Trong nhà, các gia đình nên thường xuyên làm thông khí, rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.                     

BS Trần Trường Chinh - PGĐ TTYTDP quận Ninh Kiều


Các ý kiến của bạn đọc





Đường dây nóng




Số lượng truy cập