Thời
gian gần đây tại nhiều tỉnh, thành đã xảy
ra các vụ ngộ độc rượu, kể cả rượu thuốc khiến nhiều bệnh nhân phải nhập viện,
trong đó đã có nhiều trường hợp tử vong.
Theo thống kê của Cục
An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), năm 2013 cả nước xảy ra 163 vụ ngộ độc thực phẩm với
hơn 5.000 nạn nhân, trong đó 28 người tử vong; 1/3 trong các nguyên nhân là do
rượu. Trong 6 tháng đầu năm 2014
đã có 2.636 người bị ngộ độc thực phẩm, 28 người chết, trong đó số vụ do rượu:
9 ca là ngộ độc rượu (4 ca do rượu thuốc). Được biết vào năm 2009 và năm 2011 tại
TP Cần Thơ cũng đã có 4 ca tử vong từ 3 vụ ngộ độc rượu thuốc có chứa dung môi
độc hại (Ethylen glycol). Ngoài ra có 1 vụ 4 người bị ngộ độc, trong đó 1 người
chết, được chuyển đến BV Đa khoa TW Cần Thơ từ huyện Phụng Hiệp.
Riêng năm 2012 cả nước có
33 người bị tử vong do ngộ độc trên cả nước thì có tới 26% do ngộ độc rượu: Ngộ
độc rượu có cồn công nghiệp methanol chiếm 30% các vụ ngộ độc rượu: 17% là do rượu ngâm cây thuốc.
Tác
hại:
Ngộ độc do sản phẩm rượu
thuốc nếu nhẹ thì bị mất kiểm soát, dẫn đến rối loạn hành vi, nặng hơn thì gây
ra ức chế toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến hôn mê sâu, suy hô hấp,
trụy tim mạch, với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Hạ đường máu, nhiễm toan, rối
loạn nước điện giải, co giật và dẫn đến tử vong...
Cần
cảnh giác đối với nguyên liệu ngâm rượu (Dược tửu):
Chúng ta biết rằng
trong thành phần ngâm rượu có thể hiện diện
một hoặc nhiều vị thuốc (do tự ý kê toa hoặc dùng nhầm lẫn) có độc tố
cao như phụ tử (Có chất Aconitic), mã tiền (có chất Strychnin), cà độc dược (có
chất scopolamin) cây lá ngón (độc chất chính là koumin và gelsenicin), mao địa
hoàng (do chất Digoxin từ Digitalis), củ ấu Tàu (do chất Aconitin), thông
thiên: Còn gọi là hoàng giáp thuộc họ
Trúc đào (Apocynaccae)... Ngoài ra trong nhóm các vị thuốc Bắc thông thường như khương hoạt, ngưu tất, ô
đầu, hoàng nàn, rễ cây mật nhân... có chứa các gốc alcaloide, glucoside,
saponin... nếu dùng quá liều lượng cũng
có thể bị ngộ độc. Trong nhiều thành phần rượu thuốc có thể có thành phần tương
tác (tương kỵ), ví dụ glucoside chứa trong hạt bạch quả và hạnh nhân hoà tan
trong rượu có thể sinh acid cyanogen có độc tính rất cao. Trường hợp khác là do
sử dụng nhầm lẫn một số loại thảo dược với cây lá ngón, mã tiền, lá cà độc dược,
cây long não... Nhiều trường hợp do uống nhầm thuốc rượu loại thoa bóp ngoài da
(để trị đau viêm, thấp khớp).
Gần đây người ta lại đồn
thổi về quả tật lê - một vị thuốc quen thuộc của Đông y. Cây tật lê có tên khoa học là Tribulus terrestris.
Trong cây có hàm lượng rất cao các hoạt chất sinh học như saponin, alcaloide…
Nhiều người dùng lá và hạt ngâm rượu vì
cho rằng nó hỗ trợ về tình dục, cường dương, tác dụng giống như thuốc Viagra;
nhưng cần cảnh giác đã có một số lưu ý loại cây và hạt này có thể gây rối loạn
vận động, liệt chi , tác dụng gây đau dạ dày, tiêu chảy ở người. Có báo cáo cho
thấy xuất hiện chứng vú to ở nam giới. (Vào ngày 17/8/2014 vừa qua cảnh sát
Trung Quốc vừa bắt giữ Huang – người sáng lập Công ty phát triển sinh thái Nine
Springs, tỉnh Hồ Bắc, bị cáo đã có “sáng kiến” khi cho chất Sildenafil, một
thành phần trong thuốc cường dương Viagra vào những chai rượu mang nhãn hiệu
Baijiu) !.
Trong xã hội không ít
người nghĩ rằng: ăn gì bổ nấy (Đồng tạng trị liệu) nên cứ dùng máu động vật để
pha rượu (Máu trăn, rắn, dê, chó, mèo, ba ba…), mật (mật gấu, mật rắn, mật
trăn), óc khỉ, bao tử nhím, bìm bịp, hải mã… dễ nhiễm trứng ký sinh trùng, nguy
hiểm nhất là giun xoắn. Ngoài ra có người còn có “sáng kiến” ngâm cả con cóc
(Thiềm tô), con bổ củi, con rết, thằn lằn, bò cạp… với mong muốn bổ thận, tráng
dương, sung mãn…. Tóm lại là suy nghĩ méo mó: “Ông uống, Bà khen”!
Chúng ta cũng nên biết
rằng trong nhiều loại côn trùng như trứng kiến, con rết, ong vò vẻ, ấu trùng nhộng…
có chứa các chất acid hữu cơ như acid formic, acid methanolic, formaldehyde…hoặc
nấm mốc độc, có thể gây nguy hiểm cho người khi dùng sản phẩm này dạng chế biến
món ăn hoặc ngâm rượu uống.
Tóm lại để an toàn, rượu
thuốc ngâm phải đúng bài, đúng vị, liều lượng cân đối. Thành phần nguyên liệu
phải có nguồn gốc rõ ràng; tốt nhất là có sự tư vấn của các vị Lương Y; không
nên tự mua cây lá, củ, rễ linh tinh trên đường phố hoặc nghe người quen mách bảo
sử dụng các loài côn trùng, động vật xa lạ để ngâm rượu.