Biễn chứng
do Gout.Bệnh gút (Gout) hay còn gọi là bệnh thống phong là một bệnh
lý được biết đến lâu đời nhất của loài người. Bệnh gút do rối loạn chuyển hoá,
đặc trưng thường có các đợt viêm khớp cấp, tái phát, biểu hiện hay gặp nhất là
sưng tấy, đỏ ngón chân cái (Khoảng 50% trường hợp). Nguyên nhân do lắng đọng
axit uric ở các khớp, gân, cơ và xung quanh các mô.
1. Những ai dễ bị bệnh gút:
- Trước đây gút thường đư:ợc xem là bệnh của nhà giàu, vì
thường xuất hiện ở những người ăn uống thừa chất.Tuy nhiên ngày nay khoa học đã
chứng minh rằng gút là một bệnh có rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người.
Hiện nay tại Việt Nam số người mắc bệnh gút đang báo động con số lên hàng triệu
người, do lối sống ít vận động, đối tượng thừa cân béo phì ngày càng gia tăng,
vấn đề lạm dụng rượu bia quá nhiều.
- Các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao,
cũng làm tăng axit uric máu.
- Yếu tố di truyền những người có tiền sử gia đình bị bệnh
gút.
- Tuổi và giới:
- Nam giới mắc bệnh gút nhiều hơn nữ, gặp ở những người to,
béo tuổi trên 40.
- Phụ nữ hay gặp sau mãn kinh.
2. Nguyên nhân gây bệnh gút:
Bệnh gút do nhiều nguyên nhân, nhưng được chia làm 2 loại
nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân nguyên phát:
- Hiện nay cũng chưa rõ, nhưng người ta nhận thấy có liên
quan đến thói quen ăn uống ăn nhiều thực phẩm có giàu chất Purin hay có trong
các tạng động vật như gan, não, thận, lá lách, cá trích, cá thu, đồ hải sản như
tôm cua, lòng đỏ trứng. Một số rau củ cũng có hàm lượng purin cao như nấm, đậu
hà lan, rau chân vịt, rau lăng... Những người sử dụng nhiều thức uống có cồn (rượu,
bia), hay đồ uống có lượng đường cao.
* Nguyên nhân thứ phát:
- Gặp ở một số người bị suy thận, có các bệnh lý về máu như
bạch cầu cấp, dùng nhiều thuốc lợi tiểu. Một số yếu tố nguy cơ cao như tăng
huyết áp, béo phì, hội chứng chuyển hoá.

Triệu chứng nổi bật của bệnh Gout: sưng tấy,
đỏ, đau nhức dữ dội ở ngón chân cái
3. Các triệu chứng của bệnh gút:
- Bệnh dễ nhận biết với triệu chứng nổi bật là sưng tấy, đỏ,
đau nhức dữ dội ở ngón chân cái, đau thường về đêm, khởi phát đột ngột, ở một
khớp không đối xứng, có thể tự khỏi sau 3-5 ngày, bệnh diễn tiến từng đợt, giữa
các đợt đau, các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu). Về sau đau biểu hiện ở
nhiều khớp có thể đối xứng, lúc này xuất hiện các u cục gọi là hạt tophy gặp
nhiều quanh các khớp.
- Toàn thân trong giai đoạn cấp có thể có sốt cao, run, đôi
khi có dấu màng não.
4. Bệnh gút với các biến chứng:
Bệnh nhân bị gút mạn tính sẽ tiến triển dẫn đến viêm khớp
mạn tính về sau sẽ gây biến dạng khớp, huỷ khớp, ngoài ra axit uric còn lắng
đọng ở thận gây sỏi thận, suy thận.
5. Vấn đề điều trị:
* Chế độ ăn uống- sinh hoạt
Hạn chế và
không ăn các thực phẩm có nhiều Purin
như các phủ tạng động vật, ăn thịt không quá 150g/ngày. Cần giảm cân nếu béo
phì.
Không lạm dụng rượu bia, cần tập luyện thể dục thường xuyên.
Uống nhiều nước nhất là loại nước khoáng có kiềm từ 2-3lit/ngày.
Tránh các yếu tố dễ
làm gút khởi phát như chấn thương, stress.
* Thuốc điều trị gút
Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc giảm đau để điều trị gút
cần tham vấn ý kiến và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc điều trị
gồm các nhóm như:
a. Thuốc chống viêm:
* Colchicin 1mg điều
trị trong đợt gút cấp. Thông thường sau 24-48 giờ sử dụng triệu chứng tại khớp
giảm nhanh.
* Thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, ketoprofen,
naproxen, diclofenac...
* Nhóm thuốc Corticoid.
b. Thuốc giảm axit uric máu
* Nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric có Alopurinol
(Zyloric), febuxostat (Uloric).
* Nhóm thuốc tăng thải axit uric có probenecid,
sunfinpyraron, benziodaron...
* Điều trị ngoại khoa:
* Phẫu thuật cắt bõ hạt tophy chỉ định trong trường hợp gút
kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tophy.
6. Theo dõi và chăm sóc
Theo dõi cân nặng, huyết áp, axit uric máu, axit uric niệu,
chức năng gan thận
định kỳ. Thay đổi lối sống, tập luyện thể dục, ăn uống tiết
chế đạm động vật, kiêng rượu bia. Uống nhiều nước, định kỳ siêu âm tổng quát
phát hiện sớm các biến chứng thận.