Thứ Sáu, ngày 09-05-2025 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Tin hoạt động Ngành
Điều trị viêm tụy cấp ở trẻ em
[ Cập nhật vào ngày (03/10/2019) ] - [ Số lần xem: 2089 ]
Trẻ bị viêm tụy cấp được điều trị tại bệnh viện
Trẻ bị viêm tụy cấp được điều trị tại bệnh viện

Theo các bác sĩ, viêm tụy là một bệnh lý ít gặp ở trẻ em nên các dấu hiệu bệnh thường bị bỏ qua nếu chẩn đoán và xử trí muộn diễn tiến bệnh sẽ phức tạp (mất nước do nôn ói nhiều, hạ huyết áp, bụng chướng, liệt ruột, hạ canxi máu,…), tuyến tụy bị hoại tử và xuất huyết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, có thể dẫn đến tử vong.

*Có thể nhận biết sớm bệnh?

Mới đây, bệnh nhi T.H.K.N, 4 tuổi (Kế Sách - Sóc Trăng) nhập viện khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long với triệu chứng đau bụng. Khai thác tiền sử, gia đình bé cho biết bé đột ngột than đau bụng quanh rốn từ 4 giờ sáng, nôn ói 3 lần lượng nhiều liên tục, sau nôn bé vẫn còn than đau bụng, trước đó mẹ cho bé ăn khá nhiều bánh gạo cùng với cơm. Bé nhập viện trong tình trạng đừ, nôn ói thêm 2-3 lần liên tục, vẫn còn than đau bụng quanh rốn từng cơn nhiều. Bé được bác sĩ khoa Nhi thăm khám ngay và nghi ngờ bé bị viêm tụy cấp. Do bé nôn nhiều nên được đưa ngay vào phòng hồi sức nhi và thực hiện các cận lâm sàng về xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu tăng cao 19400/mm3 (gấp 2 lần bình thường), CRP 50mg/l, amylase máu 663mg/l, lipase máu >1200 U/L, amylase niệu 9436 U/L đều tăng, siêu âm bụng với kết quả theo dõi viêm tụy cấp. Sau đó, bé được tiến hành chụp CTscan bụng để chẩn đoán xác định, kết quả tuyến tụy kích thước to, phù nề quanh tụy, ít dịch hạ vị. Bé được điều trị ngay và theo dõi sát diễn tiến của bệnh. Sau thời gian điều trị, bé giảm đau bụng, hết nôn ói và các xét nghiệm trở về bình thường (sau 1 tuần điều trị tại bệnh viện).

Theo BS. Quách Thị Kim Phúc, chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, viêm tụy là một bệnh lý ít gặp ở trẻ em nên các dấu hiệu bệnh thường bị bỏ qua. Nếu chẩn đoán và xử trí muộn diễn tiến bệnh sẽ phức tạp (mất nước do nôn ói nhiều, hạ huyết áp, bụng chướng, liệt ruột, hạ canxi máu,…), tuyến tụy bị hoại tử và xuất huyết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, khi bé có triệu chứng nôn ói nhiều, cha mẹ cảm thấy lượng trẻ ói ra nhiều hơn lượng trẻ ăn vào cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.

Sau khi điều trị viêm tụy cấp cần cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn gây kích thích như chua, cay,… Không nên ép trẻ ăn quá no hay quá lượng nhu cầu hằng ngày của bé. Vì khi ăn lượng thức ăn quá nhiều làm tăng hoạt động của các tuyến tiêu hóa đặc biệt tuyến tụy sẽ gây ra quá trình tự tiêu gây viêm tụy tái phát.

Tuyến tụy là một cơ quan của hệ tiêu hóa, tiết ra các men tiêu hóa giúp tiêu hóa các chất đường, đạm và mỡ từ thức ăn. Viêm tụy cấp là quá trình tự tiêu hủy của tuyến tụy, gây ra do men tụy, lan đến mô xung quanh và các cơ quan xa. Viêm tụy cấp có nhiều nguyên nhân như sỏi túi mật, thuốc, nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chức năng,… nhưng ở trẻ em thường không tìm được nguyên nhân, bệnh diễn tiến từ nhẹ đến nặng dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu lâm sàng để nhận biết viêm tụy ở trẻ là bệnh khởi phát đau bụng xảy ra đột ngột, thường xuất hiện sau bữa ăn, nhất là bữa ăn có nhiều mỡ. Thường đau trên rốn, có thể đau thượng vị, 1/4 trên phải, hay đau bụng trái. Cơn đau bụng dữ dội đạt đến ngưỡng sau 10-20 phút, có thể kéo dài nhiều giờ. Không có tư thế giảm đau, nôn ói, có thể ói máu, sau ói không giảm đau. Do đó, khi trẻ có những triệu chứng trên cần được chẩn đoán điều trị sớm tránh bỏ sót bệnh hoặc điều trị muộn.

*Những điều cần lưu ý

Khi bé có triệu chứng nôn ói nhiều, cha mẹ cảm thấy lượng trẻ ói ra nhiều hơn lượng trẻ ăn vào cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để để được bác sĩ khám, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu đến muộn, tuyến tụy sẽ bị xuất huyết và hoại tử cần can thiệp phẫu thuật để lại nhiều biến chứng.

Khi trẻ điều trị thành công viêm tụy cấp cần cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn gây kích thích như chua, cay,… Không nên ép trẻ ăn quá no hay quá lượng nhu cầu hằng ngày của bé. Vì khi ăn lượng thức ăn quá nhiều làm tăng hoạt động của các tuyến tiêu hóa đặc biệt tuyến tụy sẽ gây ra quá trình tự tiêu gây viêm tụy tái phát. Để phòng ngừa, chủ yếu là phát hiện sớm và chẩn đoán đúng bệnh tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Phương Chi




Đường dây nóng


Số lượng truy cập