Thứ Sáu, ngày 01-11-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
Hộp thư nội bộ
 
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hỏi đáp trực tuyến
Ảnh hoạt động
Hồ sơ công việc
 
 
 
Thông tin Y tế cần biết
“Ma trận” thực phẩm cho trẻ
[ Cập nhật vào ngày (23/05/2012) ] - [ Số lần xem: 25580 ]

Một trong những tác động đến tâm lý người nuôi con nhỏ chính là sự bùng nổ của thức ăn công nghiệp dành cho trẻ, trong đó không ít loại vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

Tại hội thảo khoa học về nuôi dưỡng trẻ nhỏ sáng 22-5 ở Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Đức Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), nêu tình trạng đáng báo động về tỉ lệ rất ít trẻ em được bú sữa mẹ.

Bỏ phí “vắc-xin” quý

Theo ông Vinh, sữa mẹ được xem là loại “vắc-xin” quý, là chất miễn dịch đầu tiên của trẻ vì có nhiều kháng thể, có hàm lượng vitamin A cao. Thế nhưng, mới chỉ hơn 60% trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và chưa đến 20% trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Với gần 30% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, Việt Nam nằm trong số 13 nước có tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi cao nhất thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc thực hành cho trẻ ăn bổ sung chưa hợp lý. Trong đó, ngoài việc “lười” cho con bú sữa mẹ, bị ảnh hưởng bởi quảng cáo của các thực phẩm công nghiệp dành cho trẻ… thì một sai lầm khá phổ biến là niềm tin của việc cho trẻ ăn thức ăn dặm quá sớm để trẻ cứng cáp hơn.

Cũng tại hội thảo này, Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố kết quả so sánh mới nhất về hàm lượng chất dinh dưỡng trong các loại sữa mẹ, sữa động vật và sữa bột. Theo đó, các dưỡng chất cần thiết đáp ứng đủ cho sự phát triển của trẻ (chất béo, lastose, chất đạm, vitamin và khoáng chất, các đặc tính kháng khuẩn, nhân tố tăng trưởng biểu bì, nước) đều có trong sữa mẹ.
13DSC0273_dd6e1.jpg
Khám cho trẻ em tại Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY

Với sữa động vật và sữa công thức thì một số thành phần nói trên hầu như không đủ hoặc phải bổ sung. Đặc biệt, hàm lượng đạm quá nhiều trong sữa động vật có thể khiến trẻ khó tiêu hóa hoặc không dung nạp hết.
Các chuyên gia y tế cũng khẳng định với một đứa trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ không phải bổ sung nước nhưng trong sữa động vật hoặc sữa công thức có thể phải cần thêm.
Đặc biệt, với sữa mẹ thì trẻ sẽ ít bị tiêu chảy, ít nhiễm khuẩn đường hô hấp hơn so với trẻ bú sữa bột và sữa động vật bởi chất gây nhiễm khuẩn có thể có khi pha chế. Cùng đó, các đặc tính kháng khuẩn giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng chỉ có thể tìm thấy trong sữa mẹ.

“Bùng nổ” thực phẩm công nghiệp

Theo giới chuyên môn, một trong những rào cản tác động đến tâm lý của những người nuôi con nhỏ chính là sự bùng nổ của các thức ăn công nghiệp dành cho trẻ. Đáng lo ngại là không ít sản phẩm loại này vi phạm tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm sữa công thức.

Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết từ năm 2010 đến nay, cục đã cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm cho 838 sản phẩm sữa và hơn 303 loại thức ăn cho trẻ sản xuất theo phương thức công nghiệp.
Tuy nhiên, trong việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh thực phẩm cho trẻ, vẫn còn một số tồn tại như nhãn sản phẩm lưu hành chưa phù hợp với công bố tiêu chuẩn, chưa thực hiện đầy đủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm…
“Kết quả kiểm tra tại 13 cơ sở kinh doanh, 3 công ty kinh doanh sữa, 2 siêu thị và một số cửa hàng bán sữa trong năm 2011 cũng đã phát hiện nhiều sai phạm. Điển hình là một số cửa hàng bán sữa xách tay, không công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định.
Trong khi đó, một số công ty quảng cáo sản phẩm sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng, khuyến khích việc mua sữa bằng việc tặng kèm các đồ vật (xe, mền, gối, sữa, chén…) cho khách hàng. Ngoài ra, nhãn của một số sản phẩm không đúng quy định, không phù hợp với công bố; một số sản phẩm dành cho trẻ không có dòng chữ chú ý “sữa mẹ là thức ăn tốt nhất” hoặc có nhưng cỡ chữ nhỏ hơn quy định” - ông Long dẫn chứng.

Bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng Khoa Dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết mặc dù dạ dày của trẻ 6-11 tháng tuổi nhỏ hơn gấp 5 lần người trưởng thành nhưng nhu cầu về vitamin A, D, kẽm và sắt lại gấp 3-5 lần người trưởng thành. Vì vậy, để bảo đảm dinh dưỡng nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu và duy trì khi được 2 tuổi hoặc lâu hơn.

NGỌC DUNG Theo Người Lao động




Đường dây nóng




Số lượng truy cập