Thứ Sáu, ngày 26-04-2024 Trang chủ| Liên hệ| Góp ý| Sơ đồ   [Đăng nhập]
Tìm kiếm
ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 

Hồ sơ công việc
 
 
 
Danh sách câu hỏi người dùng
 Phòng ngừa bệnh Zika cho phụ nữ mang thai
Họ tên: Thảo My , Địa chỉ:28 tuổi Phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
HỎI: Chào bác sĩ. Tôi năm nay 28 tuổi, đã lập gia đình và hiện đang mang thai ở tháng thứ 3. Tôi nghe báo, đài cảnh báo nhiều về bệnh do vi rút Zika gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Tôi rất lo lắng, nhờ bác sĩ tư vấn tôi phải làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này? Hiện tại, đã có thuốc chữa bệnh do vi rút Zika hay chưa? Xin cảm ơn bác sĩ.
ĐÁP: 
Chào chị My. Bệnh do vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm vi rút cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch. Vi rút Zika lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi Aedes, chủ yếu là Aedes aegypti ở vùng nhiệt đới. Đây cũng chính là loài muỗi lây truyền sốt xuất huyết. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) đã khẳng định vi rút Zika gây ra chứng đầu nhỏ cũng như một số biến chứng nghiêm trọng khác về não có nghĩa phụ nữ bị nhiễm vi rút Zika trong thời kỳ mang thai sẽ gia tăng nguy cơ sinh ra trẻ em có những vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng tất cả phụ nữ bị nhiễm vi rút Zika trong thời kỳ mang thai sẽ sinh ra trẻ em có vấn đề về sức khỏe. Thực tế tại các vụ dịch Zika hiện nay, nhiều phụ nữ bị nhiễm vi rút Zika vẫn sinh ra những trẻ em khỏe mạnh.

Bệnh do vi rút Zika hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, các biện pháp phòng bệnh chủ yếu được khuyến cáo là: diệt muỗi, diệt lăng quăng, không để muỗi sinh sản, phát triển bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng như thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào chén (bát) nước kê chân chạn. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...; ngủ mùng, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Các hộ gia đình cũng nên tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

BS.CKII Nguyễn Minh Thắng
Giám đốc TT TT GDSK TP Cần Thơ

Các câu hỏi cần giải đáp xin vui lòng gửi về:
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP Cần Thơ
Số 234 đường Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: bsnguyenminhthang106469@gmail.com
ĐT: 0916 699559 – BS.CKII Nguyễn Minh Thắng

Đường dây nóng




Số lượng truy cập